Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau răng. Khi đó, nhiều người có thói quen ngậm nước muối để giảm đau. Vậy đau răng ngậm nước muối có hiệu quả không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các cách sử dụng nước muối để giảm đau răng
Pha muối với nước ấm
Cách này rất đơn giản bạn chỉ cần lấy một lượng muối vừa đủ (khoảng 1 thìa cà phê) pha với 200 – 300ml nước ấm. Sau đó, dùng thìa khuấy đều để muối tan ra tạo thành dung dịch muối loãng. Súc miệng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày và ngậm trong miệng 30 – 60 giây.
Dùng nước muối kết hợp với gừng
Theo y học dân gian, gừng có tính nóng nên có tác dụng làm giảm cơn đau, do trong gừng có các thành phần kháng viêm nên cũng được dùng để giảm đau răng. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhỏ
- Bước 2: Pha muối với một chút nước rồi khuấy tan
- Bước 3: Đổ hỗn hợp nước muối vào phần gừng đã giã, đợi khoảng 1 phút để gừng ra hết tinh chất sau đó lọc lấy nước
- Bước 4: Dùng hỗn hợp này để ngậm trong miệng 2 – 3 lần mỗi ngày sau bước làm sạch răng hoặc trước khi đi ngủ.
Kết hợp muối và lá trầu không
Lá trầu không là một nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian, tương tự với gừng, lá trầu không cũng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên cũng được dùng như một cách giảm đau răng khi kết hợp với muối.
Cách thực hiện như sau:
Bạn lấy 4 – 5 lá trầu không, muối sạch và rượu trắng. Xay hỗn hợp này bằng máy xay hoặc giã tay cũng được, bạn có thể thêm một chút nước lọc để xay dễ hơn. Khi hỗn hợp đã nhuyễn, bạn đổ ra lưới lọc và lọc lấy nước. Dùng hỗn hợp để súc miệng hàng ngày khi bị đau.
Đau răng ngậm nước muối có hiệu quả không?
Nhìn chung, những cách trị đau răng bằng nước muối mà bài viết nhắc đến trên đây đều rất đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm. Đây cũng là lí do khiến những mẹo vặt này được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy vậy, đây lại không phải là cách hiệu quả và giải quyết tận gốc vấn đề.
Thực tế, các nguyên liệu như muối, trầu không có tính sát khuẩn nhẹ nên việc khắc chế triệu chứng đau không rõ ràng và lâu dài. Quan trọng hơn, nguyên nhân gây đau răng rất khác nhau, phần lớn đến từ tình trạng sâu răng, viêm tủy. Mà những cách chữa thông thường tại nhà hoàn toàn không mang lại tác dụng. Đối với sâu răng, tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị bằng florua, hàn trám răng hoặc hút tủy bọc sứ, thậm chí là nhổ răng. Do đó, khi thấy đau răng kéo dài bạn nên tới nha sĩ khám để được tư vấn điều trị hiệu quả.
Trong vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng, diệt khuẩn, nhưng nên nhớ rằng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ. Nếu được, hãy dùng nước muối sinh lý, hoặc tốt nhất là sử dụng nước súc miệng chuyên dụng. Đừng quên việc làm sạch răng miệng với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa hay tăm nước.
Nếu bạn đang niềng răng thì càng cần phải quan tâm hơn tới vấn đề làm sạch răng miệng. Bạn có thể theo dõi các nội dung hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.
Nếu như thấy răng bị đau nhức hay có dấu hiệu của sâu kẽ răng, bạn nên tới gặp bác sĩ chỉnh nha sớm nhất có thể để khắc phục tình hình.
Bị đau răng điều trị thế nào?
Đau răng có nhiều mức độ khác nhau, có cơn đau chỉ âm ỉ nhưng cũng có trường hợp răng đau kéo dài vài ngày khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. Để chấm dứt tình trạng này cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau do đâu để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau răng đó là: sâu răng, răng nhạy cảm, áp xe răng, viêm nha chu,… Trong số đó, sâu răng có lẽ là vấn đề mà nhiều người gặp phải nhất. Đây là một bệnh răng miệng phá hủy cấu trúc của răng và gây ra các lỗ sâu trên bề mặt răng. Khoảng trống hình thành trên bề mặt thân răng hoặc chân răng và từ từ lan truyền qua men răng và ngà răng, trong trường hợp xấu nhất sẽ xâm nhập và phá hủy tủy răng.
Ngoài ra, viêm quanh răng, áp xe, nứt răng, mòn răng, mọc răng khôn… cũng là nguyên nhân dẫ đến tình trạng đau răng kéo dài. Đối với mỗi trường hợp như thế sẽ có những cách xử lý khác nhau ví dụ như:
- Viêm quanh răng: Bạn cần uống thuốc tiêu viêm theo kê đơn của bác sĩ.
- Mọc răng khôn: Cách giải quyết tốt nhất là thăm khám và nhổ chiếc răng đó đi.
- Viêm tủy: Với trường hợp này bạn cần được điều trị tủy tại nha khoa.
- Áp xe răng: Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng sẽ có cách điều trị khác nhau từ uống thuốc kháng sinh để giảm viêm sưng hoặc rạch mủ áp xe.
Để biết được nguyên nhân gây đau răng bạn cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa. Thậm chí nếu không bị đau, bạn vẫn nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và ngăn chặn sớm những vấn đề về răng miệng.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi “Đau răng ngậm nước muối có hiệu quả không?”. Để được tư vấn và có những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia. Mời bạn liên hệ với chúng tôi qua số Hotline Nha khoa Thúy Đức 093.186.3366 – 096.3614.566.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page